Dmitri Ivanovich Mendeleev

Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện...

Marie Skłodowska-Curie

Marie Curie (7 tháng 11 năm 1867 – 4 tháng 7 năm 1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau ( vật lý và hóa học )...

John Dalton

John Dalton (6 tháng 9, năm 1766 – 27 tháng 7, năm 1844) là một nhà hóa học, nhà vật lý người Anh. Ông trở nên nổi tiếng vì những đóng góp, lý giải của ông trong thuyết nguyên tử. Lý thuyết về nguyên tử của Dalton là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này...

---------

Nguồn: http://vforum.vn/diendan/showthread.php?105473-Cau-noi-hay-ve-su-thanh-cong-co-gang-no-luc

---------

Nguồn: http://vforum.vn/diendan/showthread.php?105473-Cau-noi-hay-ve-su-thanh-cong-co-gang-no-luc

60 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Aminoaxit - Protein (có đáp án)

BÀI TẬP AMINO AXIT
1.      Amino axit là những hợp chất hữu cơ ........................., trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức ................. và nhóm chức ................... Điền vào chổ trống còn thiếu là :
a. Đơn chức, amino, cacboxyl                    b. Tạp chức, cacbonyl, amino
c. Tạp chức, amino, cacboxyl                    d. Tạp chức, cacbonyl, hidroxyl
2.      Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit :
a. CH3CONH2                                           b. HOOCCH(NH2)CH2COOH 
c. CH3CH(NH2)COOH                             d. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH
3.      Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dung dịch sau :
NH2 (CH2)2CH(NH2)COOH ; NH2CH2COOH ; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
Có thể nhận ra được 3 dung dịch bằng :
a. Giấy quì           b. Dung dịch NaOH                c. Dung dịch HCl                    d. Dung dịch Br2
4.      Axit amino axetic không tác dụng với chất :
a.  CaCO3            b.  H2SO4 loãng                         c. CH3OH                               d. KCl 
5.      Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
    A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.                               B. Valin.
    C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.                               D. Axit a-aminoisovaleric
Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?
    A. 3 chất.                             B. 4 chất.                        C. 2 chất.                              D. 1 chất.     
6.      Có 4 dung dịch sau : dung dịch CH3COOH, glixerin,  hồ tinh bột, lòng trắng trứng. Dùng dung dịch HNO3 đặc nhỏ vào các dung dịch trên, nhận ra được:
a. glixerin              b. hồ tinh bột                           c. Lòng trắng trứng                 d. axit CH3COOH
7.      Cho X là một Aminoaxit (Có 1 nhóm chức - NH2 và một nhóm chức –COOH) điều khẳng định nào sau đây không đúng.
A. X không làm đổi màu quỳ tím;                         B. Khối lượng phân tử của X là một số lẻ
C. Khối lượng phân tử của X là một số chẳn;       D. Hợp chất X phải có tính lưỡng tính
8.      Phản ứng giữa Alanin và axit HCl thu được sản phẩm là :
A.H2N-CH2-COCl + H2O                       B.HOOC-CH(CH3) -NH3Cl   
C. CH3-CH2-COCl                                  D. HOOC-CH2NH3Cl
9.      Cho Amino axit sau:   HOOC-CH-[CH2]2-COOH có tên là:
                                                        |
                                                       NH2
A. Axit amino pentanoic                           B.Axit glutamic                          
      C.Axit 2-aminopentanđioc                       D. B và D đúng  
10.  NHững chất nào sau đây có tính lưỡng tính:
A.H2N-CH2-COOH                     B.NaHSO4                  C.CH3COONH4           D. A và C đúng                                
11.  Axit α-amino propionic pứ được với chất :
A.  HCl                                B. C2H5OH                  C.  NaCl                      D.  A & B đúng
12.  Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là: (C2H7NO2)n. A có công thức phân tử là :
A. C2H7NO2                     B. C4H14N2O4             C. C6H21N3O6             D. Kết quả khác

13.  Glixin không tác dụng với

A. H2SO4 loãng                       B. CaCO3                    C. C2H5OH                 D. NaCl
14.  Để nhận biết 3 chất hữu cơ H2NCH2COOH, HOOCCH(NH2)COOH, H2NCH(NH2)COOH, ta chỉ cần thử với một trong các chất nào sau đây:
A. NaOH                                 B. HCl                         C. Qùy tím                  D. CH3OH/HCl
15.  Các chất nào sau đây vừa t/d với dd HCl vừa t/d với dd NaOH : (I) metyl axetat ; (II) Amoni axetat ; (III) metyl amino axetat ; (IV) etyl amoni nitrat ; (V) axit glutamic ; (VI) axit gluconic ;(VII) natri axetat
       A. I,II,III,IV,V,VII              B. I, III, IV, V                   C. I,II,III, V, VII                D. II, III, V, VII

16.  Hợp chất nào sau đây không phải la Aminoaxit

A. H2NCH2COOH           C. CH3NHCH2COOH         B. CH3CH2CONH          D. HOOCCH2CH(NH2)COOH
17.  Cho quì tím vào dd mỗi hợp chất dưới đây, dd nào sẽ làm quì tím hoá đỏ
(1)  H2N - CH2 – COOH                           (2)        Cl-NH3+ - CH2 -COOH
(3)  H2N - CH2 – COONa                         (4)        H2N(CH2)2CH(NH2) - COOH
(5)  HOOC(CH2)2CH(NH2) - COOH.
A. (3)                                 B. (2)               C. (1), (5)                      D. (2), (5).
18.  Số đồng phân aminoaxit có cùng CTPT: C4H9O2N  là :
A. 5                                         B. 6                                C. 7                                      D. 4
19.  Aminoaxit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì :
A. Aminoaxit là chất lưỡng tính
B. Aminoaxit chức nhóm chức – COOH
C. Aminoaxit chức nhóm chức – NH2
D. Tất cả đều SAI
20.  Axit amino axetic không tác dụng với chất :
a.  CaCO3                                b. CuO           c. CH3OH                                d. KCl 
21.  Axit α-amino propionic pứ được với chất :
a. Cu(OH)2                                   b. C2H5OH                  c.  NaCl                                   d.  a&b đúng
22.   Chất X có công thức phân tử C4H9O2N . Biết :
X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCHvà CH3CH(NH2)COOH
23.  Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dd Br2 nên công thức cấu tạo hợp lý của hợp chất là:
A.CH3 – CH(NH2) - COOH                     B. H2NCH2 - CH2 - COOH
C. CH2 = CH - COONH4                          D. Cả A, B, C sai                       
24.   Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là 
            A. 85                  B. 68                   C. 45                     D. 46
25.  (A) là hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun A với dd NaOH thu được một hỗn hợp chất có CTPT C2H4O2Na và chất hữu cơ (B), cho hơi (B) qua CuO/to thu được chất hữu cơ (D) có khả năng cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của (A) là:
A. CH3(CH2)4NO2                            B. NH2 - CH2COO - CH2 - CH2 - CH3
C. NH2 - CH2 - COO - CH(CH3)2      D. H2N - CH2 - CH2 - COOC2H5      
26.  C4H9O2N + NaOH à(X) + C2H5OH Công thức cấu tạo của (X) là:
A. CH3CH(NH2)COONa             B.H2NCH2CH2COONa          C. CH3 COONa         D. H2NCH2COONa
27.  Thực hiện phản ứng trùng ngưng 2 Aminoaxit : Glixin và Alanin thu được tối đa bao nhiêu đồng phân đipeptit  
    A.1                                      B.2                              C.3                              D.4
28.  Khi thủy phân Tripeptit H2N –CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các Aminoaxit
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH                    B H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH
C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH            D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH
29.  Cho  C4H11O2N   +    NaOH     →      A   +     CH3NH2    +   H2O. Vậy công thức cấu tạo của C4H11O2N là :
A.C2H5COOCH2 NH2      B. C2H5COONH3CH3   C. CH3COOCH2CH2NH2    Đ. C2H5COOCH2CH2NH2
30.  Cho C4H11O2N    +  NaOH     →     A    +     C2H5OH   . Vậy A là :
a.  NH2CH2COONa                      b. CH3COONH4          c. H2N(CH2)3COONa              d. Kết quả khác
31.  Cho các chất sau : etilen glicol  (A) , hexa metylen điamin (B) , axit α-amino caproic ( C), axit acrylic (D)  , axit  ađipic  (E). Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là 
a. A, B                                     b. A, C, E                         c. D, E                     d. A, B, C, E.
32.  Cho các phát biểu sau:
(1). Alanin làm qùy tím hóa xanh.            (2). Axit Glutamic làm qùy tím hóa đỏ
(3). Lysin làm qùy tím hóa xanh.          (4). Axit e - amino caporic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6
Số phát biểu đúng là:
      A. 1                            B. 2                                 C.3                                  D.4
33.  nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các aminoaxit là những chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước vì chúng tồn
 tại ở dạng ion lưỡng cực.
B. Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực H3N+RCOO-.
C. Aminoaxit là hợp chất tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino.
    D. Nhiệt độ nóng chảy của H2NCH2COOH > CH3(CH2)3NH2  > CH3CH2COOH
34.  Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây: Ba(OH)2 ; CH3OH  ; H2N-CH2-COOH; HCl, Cu, CH3NH2, C2H5OH, Na2SO4, H2SO4.
     A. 4                                            B.5                                   C.6                                          D.7
35.  Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
   A. dd KOH và dd HCl.        B. dd NaOH và dd NH3.        C. dd HCl và dd Na2SO4 .      D. dd KOH và CuO.
36.  Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ;  15,7 % N; 36%O. Công thức phân tử của A là :
A. C3H5O2N                       B. C3H7O2N               C. C2H5O2N                      D. C4H9O2N
37.  Đốt cháy hết a mol một Aminoaxit A được 2a mol CO2 và a/2 mol N2.  A là ?
A. H2NCH2CH2COOH                                         B. H2NCH2COOH                 
C. H2NCH(NH2)COOH                                       D. HOOCCH(NH2)COOH
38.  Cho aminoaxit X tác dụng vừa đủ với Na thấy số mol khí tạo ra bằng số mol X đã phản ứng.lấy a gam X tác dụng với dung dịch HCl dư (a+0,9125) gam Y.đem toàn bộ lượng Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng được dung dịch Z.cô cạn Z được 5,8875 gam muối khan.biết X làm quỳ tím hóa đỏ. Công thức X ? 
A NH2-C2H3(COOH)2        B. H2NCH2COOH       C. H2NCH2CH2COOH    D. NH2-C2H3-COOH
39.  Cho 0,01 mol amino axit  A  tác dụng vừa đủ 80 ml dung dịch  HCl 0,125 M.Cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối . Khối lượng phân tử của A là :
a. 147                                            b. 150                          c.97                                         d.12
40.      Amino axit X có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH biết 1 lượng X tác dụng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch Y, cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Y sau đó làm khô thu được 2,51 gam chất Z. Công thức phù hợp của X là
      A. CH3CH(NH2)COOH      B. NH2CH2COOH         C. NH2(CH2)4COOH           D.CH3CH2CH(NH2)COOH
41.      Tỉ lệ thể tích CO2 : H2O (hơi) sinh ra khí đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng (X) của glixin là 6 : 7 (phản ứng cháy sinh ra khí N2) . (X) tác dụng với glixin cho sản phẩm là một đipeptit, (X) là:
A. CH3 - CH(NH2) - COOH                     B. NH2 - CH2 - CH2 - COOH
C. C2H5 - CH(NH2) - COOH                    D. A và B đều đúng        

42.      X và Y  lần  lượt  là các  tripeptit và tetrapeptit được tạo thành  từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn  toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2,  trong đó  tổng khối  lượng của CO2 và H2O  là 47,8 gam. Nếu đốt  cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2 ?
      A. 2,8 mol.                        B. 2,025 mol.                  C. 3,375 mol.                      D. 1,875 mol.
43.        X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là :
       A.. 68,1 gam.                       B. 64,86 gam.                  C. 77,04 gam.           D. 65,13 gam.
44.      Phát biểu nào sau đây đúng:
(1)  Protit là loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
(2)  Protit chỉ có trong cơ thể người và động vật.
(3)  Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ, mà chỉ tổng hợp được từ amino axit.
(4)  Protit bền đối với nhiệt, đối với axit và bazơ kiềm.
A. (1), (2)              B. (2), (3)                    C. (1), (3)                    D. (3), (4)               
45.        Đun nóng alanin  thu được một số peptit  trong đó có peptit A có phần  trăm khối  lượng nitơ là 18,54%. Khối lượng phân tử của A là :
      A. 231.                                          B. 160.                              C 373.                              D. 302.
46.      Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là
       A. tripeptit.                        B. tetrapeptit.                  C. pentapeptit.                          D. đipeptit.

47.        Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là :
      A. tripeptthu được.                         B. tetrapeptit.                    C. pentapeptit.             D. đipeptit.
48.      Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu  được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối  của Z là :
     A. 103.                                      B. 75.                                    C. 117.                               D. 147.
49.      Tripeptit X có công thức sau :   H2N–CH2–CO–NH–CH(CH­3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH 
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối  lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
     A. 28,6 gam.                      B. 22,2 gam.                        C. 35,9 gam.                     D. 31,9 gam.
50.      Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng
100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là :
      A. 453.                              B. 382.                                C. 328.                             D 479.
51.      Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A    thì  thu được 3 mol glyxin  ; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly  ; Gly-Ala và  tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A  lần lượt là :
      A. Gly, Val.                       B. Ala, Val.                  C. Gly, Gly.                                   D. Ala, Gly.
52.      Thuỷ  phân  không  hoàn  toàn  tetrapeptit  (X),  ngoài  các α-amino  axit  còn  thu  được  các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
      A. Val-Phe-Gly-Ala.          B. Ala-Val-Phe-Gly.      C. Gly-Ala-Val-Phe.        D. Gly-Ala-Phe-Val.
53.      Thủy phân  hoàn  toàn 1 mol pentapeptit X,  thu được 2 mol glyxin  (Gly), 1 mol alanin (Ala),  1 mol  valin  (Val)  và  1 mol  phenylalanin  (Phe). Thủy  phân  không  hoàn  toàn X  thu  được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là      
     A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.      B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.     D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
54.      Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau ? Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α - amino axit là : 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn  toàn A, ngoài  thu được các amino axit  thì còn  thu được 2 đipeptit  : Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
    A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.  B. Gly- Gly-Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.   D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
55.      Thuỷ phân hợp chất :
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH(CH3)2)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ?
      A. 3.                                   B. 4.                                  C. 5.                                 D. 2.
56.      Thuỷ phân hợp chất : sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ?
H2NCH(CH3)–CONH–CH(CH(CH3)2)–CONH–CH(C2H5)–CONH–CH2–CONH–CH(C4H9)COOH. 
A. 2.                                         B. 3.                           C. 4.                            D. 5. 
57.      Cho 3 chất X,Y,Z vào 3  ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 trong NaOH lắc đều và quan sát thì  thấy: Chất X thấy xuất hiện màu  tím, chất Y thì Cu(OH)2  tan và có màu xanh nhạt, chất Z  thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần lượt là :
      A. Hồ tinh bột, HCOOH, mantozơ.                      B. Protein, CH3CHO, saccarozơ.
      C. Anbumin, C2H5COOH, glyxin.                        D. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ.
58.  Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là :
       A. dd HCl.                        B. Cu(OH)2/OH-                 C. dd NaCl.                   D. dd NaOH.
59.  Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?            A. 3                 B. 1                 C. 2                 D. 4
60.  Khi thủy phân 500g protein A thu được 170g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000, thì số mắt xích alanin trong phân tử A là:             A. 189                         B. 190                         C. 191                         D. 192


45 câu hỏi trắc nghiệm Amin (có đáp án)

BÀI TẬP AMIN

56 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Polime (có đáp án)

BÀI TẬP POLIME
1.      Để điều chế thủy tinh hữu cơ, người ta thực hiện phản ứng trùng hợp từ mono :
              A.  CH2= CH-COOCH3                                      B.CH2= CH-COOH
              C.   CH2= C-COOCH3                                        D.Tất cả đều sai
                               |
                              CH3
2.      Trong các chất sau, chất nào là polime:
A. C18H36                   B. C15H31COOH         C. C17H33COOH                     D. (C6H10O5)n
3.      Tơ nilon- 6.6 là:
A. Hexacloxyclohexan;                                         B. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin;
C. Poliamit của axit ε aminocaproic;                    D. Polieste của axit adilic và etylen glycol
4.      Trong các polime sau, polime có thể dùng làm chất dẻo:

A. Nhựa PE                    B. Nhựa PVC               C. Thuỷ tinh hữu cơ          D. Tất cả đều đúng
5.      Polime thu được từ propen là:
A. (-CH2-CH2-)n;                                               B. (-CH(CH2)-CH2-)n;       
C. CH3CH=CH2;                                                             D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n;
6.      Phát biểu nào sau đây đúng:
A.    Tinh bột là polime mạch không phân nhánh.      
B.     Aminoaxit là hợp chất đa chức.
C.     Đồng trùng hợp là quá trình có giải phóng những phân tử nhỏ.    
D.    Tất cả đều sai.
7.      Để tổng hợp polime, người ta có thể sử dụng:
A.    Phản ứng trùng hợp.                                                                           B. Phản ứng trùng ngưng.
C.     Phản ứng đồng trùng hợp hay phản ứng đồng trùng ngưng.              D. Tất cả đều đúng.
8.      Định nghĩa nào sau đây đúng nhất.
A. Phản ứng trùng ngưng là quá trình cộng hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.
B. Phản ứng trùng ngưng có sự nhường nhận electron.
C. Phản ứng trùng ngưng là quá trình cộng hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và giải phóng nước.
D. Các định nghỉa trên đều sai.
9.      Khẳng định nào sau đây là sai:
  1. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử monome phải có liên kết bội
  2. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phải có từ hai nhóm chức trở lên
  3. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp có tách ra các phân tử nhỏ
  4. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng có tách ra các phân tử nhỏ
10.  Các polime có khả năng lưu hóa là:
A: Cao su Buna;                B: Poliisopren;                        C: Cao su Buna-S;                   D: Tất cả đều đúng
11.   Polime có cấu trúc không gian:
A. Amiloz;                          B. Glicogen;                          C. Nhựa Bakelit;                      D. A và C;
12.  Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng.
A. Polietilen                      B. Polivinyl clorua                  C. Caosubuna.                         D. Xenlulozơ
13.  Dựa vào tính chất nào để kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n
A.    Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 6 : 5
B.     Tinh bột và xenlulozơ khi bị thuỷ phân đến cùng đều cho glucozơ.
C.     Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước
D.    Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
14.  Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome sau:
A: CH2=CH2;                    B: CH2=CH-CH3;                  C: CH2-CHCl;            D: CH2=CHOOCCH3
15.  Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome sau:
A: CH3CH=CH2;              B: CH2=CHCl;                        C: CH3CH2Cl;                        D: CH2=CHCH2Cl
16.  Polime có công thức [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
A.    Chất dẻo                      B. Cao su                                C.Tơ nilon 6,6                   D.Tơ capron
17. Polime thiên nhiên nào sau đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng?
            A.Tinh bột(C6H10O5)n                                  B.Cao su thiên nhiên(C5H8)n
            C.Tơ tằm (-NH-R-CO-)n                               D. A và C đúng
18.  Điều kiện để monome có thể được dùng điều chế polime:
A. vòng kém bền;             B. Có liên kết bội;                   C. Có liên kết đơn;      D. A và B đều đúng
19.  Cao su Buna không tham gia phản ứng nào trong số các phản ứng sau:
A.Cộng H2                                                 B.Với dung dịch NaOH     
C.Với Cl2/as                                      D.Cộng dung dịch Brom
20.  Có thể điều chế polipropylen từ monome sau:
A. CH2 =CHCH3;            B. CH3CH2CH3;           C. CH3CH2CH2Cl;      D. CH3CHCl2CH2
21.  Đặc điểm cấu tạo của các monome tham gia phản ứng trùng hợp là:
  1. Phân tử phải có từ hai nhóm chức trở lên                     B. Phân tử phải có liên kết bội
C.Phân tử phải có cấu tạo mạch không nhánh                  D. Phân tử phải có cấu tạo mạch nhánh
22.  Cho biến hóa sau: Xenlulozơ → A → B → C → Caosubuna. A, B, C là mhững chất nào.
A. CH3COOH,C2H5OH,CH3CHO.              B. C6H12O6(glucozơ),C2H5OH,CH2=CH­­− CH=CH2
C.C6H12­O6(glucozơ), CH3COOH, HCOOH                 D. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
23.  Từ 13 kg axetylen có thể điều chế được bao nhiêu kg PVC (coi hiệu suất cả quá trình là 70%):
A: 62,5;                             B: 21,875;                                 C: 31,5;                                   D: Kết quả khác
24.  Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon (7); Tơ capron (8) loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ ?
A.(1), (3), (7).                   B.(2), (4), (8).                        C.(3), (5), (7).                     D. (1), (4), (6).
25.  Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là:
A. 178 và 1000                B. 187 và 100                                      C. 278 và 1000            D.178 và 2000
26.  Có thể điều chế được bao nhiêu tấn cao su Buna từ 5,8 tấn n-Butan. Hiệu suất của cả quá trình là 60%:
A: 9;                                  B: 3,24;                                               C: 5,4;                         D: Kết quả khác
27.  Khối lượng phân tử trung bình của Xenlulozơ trong sợi gai là 590000đvc. Số gốc C6H10O5 trong phân tử Xenlulozơ trên là:
A. 3641                             B. 3661                                   C. 2771                       D 3773.
28.  Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp:
A.Poli(vinyl clorua)                      B.Poli saccarit                         C. Protein                    D.Nilon-6
29. Nhựa rezit là một loại nhựa không nóng chảy. Để tạo thành nhựa rezit, người ta đun nóng tới nhiệt độ khoảng 140 - 150oC hỗn hợp thu được khi trộn các chất phụ gia cần thiết với:
A. novolac.                   B. PVC.                      C. rezol.                     D. thuỷ tinh hữu cơ.
30.  Polime (- CH2-CH (OOCCH3)-)n có tên là:
A.Poli(metyl acrylat)                    B.Poli (vinyl Axetat)    C.Poli(metyl metacrylat)       D.Poli acrilonitrin
31.  Từ Axetilen có thể điều chế được poli (vinyl Ancol) bằng ít nhất bao nhiêu phản ứng:
A.3                                    B.4                                          C.5                              D.6
32.  Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A.Glyxin                           B.Axit terephtalic                                C.Axit axetic               D.Etylen Glycol
33.  Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n , (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-[CH2]5-CO-)n .Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là:
A.CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-CH2-COOH
B.CH2=CHCl,CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2(NH2)-COOH
C.CH2=CH2, CH3=CH-CH=CH3, H2N-(CH2)5 –COOH
D.CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-CH2-COOH
34.  Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A.Poli(metyl metacrylat)              B.Poli acrilonitrin        C.Poli Stiren               D. Poli amit
35.  Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo:
A.Tơ visco                                    B.Tơ Capron               C.Nilon-6,6                 D.Tơ tằm
36.  Nhựa phenol fomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch:
A.CH3COOH trong môi trường axit                                 B.CH3CHO trong môi trường axit
C.HCOOH trong môi trường axit                                     D.HCHO trong môi trường axit
37. Thuốc thử dùng để nhận biết protit là
          A .Cu(OH)2                       B.  AgNO3/NH3                           C.dung dịch Br2         D. quỳ tím
38. Cao su buna-N được tạo thành từ  Acrilonitrin và Stiren bằng phản ứng nào sau đây
          A. Đồng trùng hợp         B. Đồng trùng ngưng      C.  cộng hợp             D.  phản ứng thế
39. Từ 4 tấn C2H có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE biết hiệu suất phản ứng là 90%
            Á. 2,55                      B. 2,8                                    C. 2,52                     D.3,6
40. Công thức phân tử của cao su thiên nhiên
          A.( C5H8)n                      B. ( C4H8)n                      C. ( C4H6)n                      D. ( C2H4)n
41. Chọn câu sai:
            A.Protit là một polime                                 C.Tơ sợi là một dạng polime
            B.Polime là hợp chất cao phân tử                D.Lipit là một polime
42. Nhựa FF(phenol-fomandehit)  được điều chế bằng phản ứng gì ?
A. trùng hợp               B.trùng ngưng          C.phản ứng cộng                  D.Phản ứng thế
43. Tơ nilon- 6,6 đựoc tổng hợp từ những phản ứng nào sau đây?
            A.Trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen đi amin
            B.Trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen đi amin
            C.Trùng hợp từ capronlactan
            D.Trùng ngưng từ capronlactan
44. Nhựa PE có công thức cấu tạo là:
      A.(-CH2-CH2-)n           B.(-CH2-CHCl-)n             C.(-CH2-CH-)n              D.(-CH2-CH(C6H5)-)n                                 
45. Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvc.Tính số mắt xích trong công thức phân tử của loại tơ này:
           A.113                         B.133                                      C.118                          D.kết quả khác
46. Từ 100 lít rượu etylic 400 (d=0,8g/ml)có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna (H=75%)
           A.14,087kg                B.18,783kg                            C.28,174kg                D.kết quả khác
47.  Từ 100 ml dung dịch rượu etylic 33,34% (D = 0,69 g/ml) có thể điều chế được bao nhiêu kg PE (coi hs 100%)
A: 23;                                B: 14;                                      C: 18;                          D: Kết quả khác
48. Polime nào có khả năng lưu hoá
           A.poli isopren                B.poli etylen             C.PVC                      D.PVA               
49. Những chất nào sau đây có thể dùng để điều chế polime
           A.metylclorua                    B.vinyl clorua                   C.rượu etylic           B.axit axetic
50. Điêu kiện cần để phân tử chất có thể trùng ngưng là trong phân tử phải có..................
           A.ít nhất một liên kết đôi                C.ít nhất một liên kết ba     
         B.ít nhất một liên kết đôi              D.ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng với nhau
51. Thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây?
            A.Axit meta acrilic                          B.metyl-metacrylat
            C.Metyl acrilat                                 D.Etyl acrilat
52. Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,77 % clo về khối lượng.Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắc xích PVC
            A.1,5               B.2                  C.2.5               D.3
53. Cho:  PE(I)           ;            PS(II)      ;        Cao su(III)          ;       Bakelit(IV).
Chất và vật liệu nào là chất dẻo
            A.(I),(II),(III)              B.(II),(III),(IV)           C.(I),(II),(IV)       D.(II),(III),(IV)
54. Chất và vật liệu nào sau đây không phải là chất dẻo
            A. PE                          B.PVC                        C.nhựa FF                  D.Cao su buna
55. Dạng tơ phổ biến nhất là nilon-6 có 63,68% cacbon;12,38% nitơ ;9,8% hiđro và 14,4% oxi.Công thức nguyên của nilon-6 là:
            A.C5H9ON                 B.C6H11ON                C.C6H10ON2               D.C6H11O2
56. Tơ axetat được tổng hợp từ phản ứng:
A.Trùng hợp axit axetic   B.Trùng ngưng axit axetic     C.Xenlulo+ axit axetic   D.Xenlulo+ anhidrit axit axetic