Dmitri Ivanovich Mendeleev

Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện...

Marie Skłodowska-Curie

Marie Curie (7 tháng 11 năm 1867 – 4 tháng 7 năm 1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau ( vật lý và hóa học )...

John Dalton

John Dalton (6 tháng 9, năm 1766 – 27 tháng 7, năm 1844) là một nhà hóa học, nhà vật lý người Anh. Ông trở nên nổi tiếng vì những đóng góp, lý giải của ông trong thuyết nguyên tử. Lý thuyết về nguyên tử của Dalton là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này...

---------

Nguồn: http://vforum.vn/diendan/showthread.php?105473-Cau-noi-hay-ve-su-thanh-cong-co-gang-no-luc

---------

Nguồn: http://vforum.vn/diendan/showthread.php?105473-Cau-noi-hay-ve-su-thanh-cong-co-gang-no-luc

Lý thuyết về gốc hữu cơ và nhóm chức

1/ Gốc hữu cơ thường gặp:

a) Gốc (nhóm) no ankyl: (từ ankan bớt đi 1H ta được nhóm ankyl):

CH3-: metyl;
CH3-CH2-: etyl;
CH3-CH2-CH2-: propyl;
CH3-CH(CH3)-: isopropyl;
CH3[CH2]2CH2-: butyl;
CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl;
CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl;
(CH3)3C-: tert-butyl;
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl;

b) Gốc (nhóm) không no:
CH2=CH-: vinyl;
CH2=CH-CH2-: anlyl;
CH2=C(CH3)-: propenyl;

c) Gốc (nhóm) thơm:
C6H5-: phenyl;
C6H5-CH2-: benzyl;

d) Gốc (nhóm) anđehit-xeton:
-CHO: fomyl;
-CH2-CHO: fomyl metyl;
CH3-CO-: axetyl;
C6H5CO-: benzoyl;

2/ Nhóm chức:

Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ, quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó.

Ví dụ:
NH2-R-COOH: Nhóm aminoaxit.
R-CO-R': Nhóm xeton.
R-O-R: Nhóm ete.
R-COO-R': Nhóm este.
-NH2: Amin.
-CHO: Nhóm andehit.
-COOH: Nhóm axit cacboxyl.
-OH: Nhóm rượu.

Chúc bạn thành công !

Sự tạo thành gỉ sắt trong không khí ẩm

Sắt dụng cụ là Fe có lẫn tạp chất (như cacbon cùng một số kim loại và phi kim khác).
Khi tiếp xúc với khí ẩm, có chứa O2, CO2, hơi H2O,...
Fe - 2e ----> Fe²+                           (1)
Các electron sẽ di chuyển sang điện cực khác (như cacbon) phát sinh ra dòng điện, tại đó:
H2O + 1/2O2 +2e ----> 2OH-        (2)

Từ (1) & (2) ta có:
Fe + H2O + 1/2H2O --không khí ẩm--> Fe(OH)2(kt).

Fe(OH)2 bị oxi hóa tiếp trong không khí ẩm tạo Fe(OH)3.
Fe(OH)3 bị loại nước dần chuyển thành Fe2O3 theo thời gian:
2Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + 3H2O.
Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp, nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều bị gỉ.
Chúc bạn thành công !

Đánh giá chất lượng xăng như thế nào ?



- Xăng được dùng trong các loại xe thông dụng như ôtô, xe máy là hỗn hợp các hidrocacbon no ở thể lỏng từ C5H12 đến C12H26. Chất lượng xăng được đánh giá qua chỉ số octan - là thước đo khả năng chóng kích nổ của xăng. Chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt do khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao.
- Heptan được coi là chỉ số octan bằng 0 còn 2,2,4-trimetypentan (còn được gọi là isooctan) được quy ước có chỉ số octan là 100. Các hidrocacbon mạch vòng và mạch phân nhánh có chỉ số octan cao hơn các hidrocacbon mạch không phân nhánh.
- Chỉ số octan được xác định bằng máy đo chỉ số octan. Chất chuẩn là isooctan và các hỗn hợp có thành phần thay đổi của isooctan và heptan.
Xăng có chỉ số octan càng thấp thường phải pha thêm tetraetyl chì Pb(C2H5)4 để làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu nhưng khi thải ra không khí lại gây ô nhiễm môi trường, rất có hại cho sức khỏe con người.
- Hiện nay, để tăng chỉ số octan của xăng người ta dùng các phụ gia ít độc hại như TBME...
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dùng xăng A90 hoặc A92 là các loại xăng có chỉ số octan cao. Những loại xăng này không cần pha thêm tetraetyl chì nên đỡ độc hại và ít gây ô nhiễm môi trường.

Chúc bạn thành công !

Điều chế giấm ăn

Để ancol etylic (8-9°) ngoài không khí.
C2H5OH + O2 ----> CH3COOH + H2O.

* Mở rộng:
Trong công nghiệp, người ta điều chế giấm nguyên chất từ aldehid acetic, acetilen, cracking dầu mỏ hoặc chưng gỗ.
Một số phương trình điều chế axit acetic:
- 2CH3CHO + O2 ----> 2CH3COOH.
- C6H12O6 --vi khuẩn kị khí Clostridium--> 3CH3COOH ( Lên men kị khí ).
- 2C4H10 + 5O2 --Mn²+,150°C,p--> 4CH3COOH + 2H2O.
- CH3OH + CO --t°,xt--> CH3COOH

Chúc bạn thành công !

Dẫn xuất halogen và lỗ thủng tầng ozon

Tầng ozon là dải khí quyển cách mặt đất từ 20 - 40 Km. Ở lớp khí quyển xung quanh chúng ta, ozon là chất gây ô nhiễm nhưng ở tầng phía trên, tầng ozon có vai trò rất quan trọng : nó bảo vệ mặt đất khỏi các tia cực tím. Nếu tầng ozon suy giảm, tia cực tím chiếu xuống Trái đất sẽ gây ra bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể.
Từ năm 1970, người ta đã phát hiện thấy sự suy giảm tầng ozon (còn gọi là lỗ thủng tầng ozon) ở Nam Cực. Gần đây nhất, hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở Bắc Cực. Các nghiêng cứu cho thấy các chất CFC là thủ phạm gây nên sự suy giảm tầng ozon.
CFC là các chữ viết tắt của cụm từ cloflocacbon và là tên chung của các ankan đơn giản bị thay thế tất cà các nguyên tử Hidro bằng Clo hoặc Flo, thí dụ CFCl3, CF2Cl2,...
Trước đây, các chất CFC được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh hoặc trong ngành hàng không. Bản thân chúng không độc, nhưng khi đi vào khí quyển, các chất CFC phá hủy tầng ozon theo cơ chế gốc. Thí dụ:
CFCl3 --hv--> •CCl2F + Cl•
Cl• + O3 ----> O2 + •OCl
Năm 1992, Công ước quốc tế kêu gọi đến năm 1996 cấm hoàn toàn việc sử dụng CFC được thông qua. Việt Nam là một trong các nước cam kết thực hiện công ước này.

Chúc bạn thành công!

Bã chuột giết chuột bằng H2O, thật sự vậy !

Bã chuột có thành phần là Kẽm Photphua Zn3P2, khi ăn phải bã, chuột sẽ rất khát nước do tính thủy phân mạnh của Zn3P2 tạo PH3 (khí cực độc) giết chuột.
Theo phương trình:
Zn3P2 + 6H2O ----> 3Zn(OH)2 + 2PH3.

Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột --> PH3 thoát ra càng nhiều --> chuột càng nhanh chết.
Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn.

Chúc bạn thành công!

Bóng đèn dây tóc sử dụng lâu bị đen

Hình ảnh minh họa

Nếu bạn để ý trên thành thủy tinh của bóng đèn dây tóc đã sử dụng lâu, bạn sẽ thấy lớp mảng bám màu đen. Điều này là do: khi có nguồn điện đi qua vonfram nóng sáng, một phần nhỏ bốc hơi ngưng tụ và bám trên thành thủy tinh của bóng đèn.
Nếu thấy mảng đen bám nhiều thì bạn nên thay bóng đèn rồi đấy!
* Mở rộng:
- Vonfram là nguyên tố có điểm nóng chảy cao nhất, đạt ngưỡng 3380°C. Dựa vao đặc tính này, Vonfram được sử dụng làm vật liệu chịu nhiệt, đặc biệt là dây tóc bóng đèn. Dây tóc khi có nguồn điện đi qua sẽ sinh nhiệt rất lớn đến mức phát sáng chói chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng thành quang năng (Liên quan đến kiến thức Lý).
- Để bảo vệ tránh khỏi sự bay hơi của dây Vonfram, người ta thường bơm khí trơ vào bóng đen để hạn chế điều này.
Chúc bạn thành công!

Dập tắt đám cháy kim loại mạnh như Na, K,...bằng CO2 có hợp lí chăng ?

Câu trả lời là không hợp lí !

Nhiều bạn lầm tưởng CO2 có thể dập tắt bất kì đám cháy nào, nhưng không như vậy khi gặp CO2, các kim loại mạnh như Na, K,... phản ứng càng mãnh liệt hơn:
CO2 + 2Mg ----> 2MgO + CO.
CO2 + 4Na ----> 2Na2O + CO.
Việc lấy bình chữa cháy dập tắt ngọn lửa của Na, Mg và một số kim loại mạnh khác là hoàn toàn sai lầm.
Nếu dùng nước thì kết quả càng tồi tệ hơn, một số kim loại khi bị đốt nóng sẽ phân tích H2O thành H2 và O2. Điều này sẽ gây ra một vụ nổ Hidro kinh hoàng đấy!
H2O ----> H2 + O2.
* Giải pháp: Theo nghiêng cứu, các kim loại kiềm khi cháy tạo ra một lớp màng tro ngăn cản oxi tiếp xúc với kim loại bên trong (đối với đám cháy nhỏ). Nếu khả dụng chúng ta nên dùng khí trơ tốt để dập tắt đám cháy kim loại mạnh.

Chúc bạn thành công!

Làm sao để khắc được thủy tinh ?

Hình ảnh minh họa

Dựa vào phản ứng giữa Silicđioxit và axit Flohidrit:
SiO2 + 4HF ----> SiF4 + H2O.
- Chính bởi đặc tính ăn mòn thủy tinh của dung dịch HF mà người ta đã tận dụng nó là cách khắc chữ trên thủy tinh.Trên bề mặt những miếng thủy tinh cần khắc chữ hay hoa văn, họ sẽ bôi một lớp parafin lên trước rồi dùng dụng cụ khắc trực tiếp hoa văn mình mong muốn lên parafin (parafin là sáp nến).
- Sau đó dùng một lượng vừa đủ dung dịch HF để nó ăn mòn thủy tinh theo rãnh khắc trên parafin.
- Nhờ phát hiện này, người ta có thể sáng tạo ra những đường nét, họa tiết, hoa văn trên thủy tinh một cách tinh tế và độc đáo.

* Lưu ý: Dung dịch HF có thể bào mòn thủy tinh nên không được bảo quản bằng lọ thủy tinh được.
Nếu không có HF ta có thể dùng hỗn hợp CaF2 và H2SO4.

Chúc bạn thành công!

Giá trị pH của một số chất lỏng thông thường


- Dịch dạ dày: 1,0 - 2,0.

- Nước chanh: ~ 2,4.

- Giấm: 3,0.

- Nước nho: ~ 3,2.

- Nước cam: ~ 3,5.

- Nước tiểu: 4,8 - 7,5.

- Nước để ngoài không khí: 5,5.

- Nước bọt: 6,4 - 6,9.

- Sữa: 6,5.

- Máu: 7,3 - 7,45.

- Nước mắt: 7,4.

Chúc bạn thành công!

Ngọn lửa hộp quẹt (hay ngọn lửa gas) có hai màu, tại sao vậy ?

Hình ảnh minh họa

- Phần phía dưới nhiệt độ của ngọn lửa đạt ngưỡng cao nhất, thường vượt hơn 1000°C, nhiên liệu được cháy hoàn toàn cho nên ngọn lửa có màu xanh.
- Khi nhiên liệu cháy không hết, màu xanh của ngọn lửa sẽ bị che phủ bởi màu đỏ hay cam của mụi than nóng đỏ. Điều này xuất hiện ở phần phía trên ngọn lửa.
* Mở rộng:
- Màu trắng là màu sắc biểu thị cho ngọn lửa nóng nhất có thể, tiếp đến là màu xanh khi nhiên liệu được cháy hoàn toàn, màu đỏ hay cam, vàng phát ra từ mụi than.
- Màu sắc ngọn lửa của một số kim loại kiềm:
Khi đốt trên dây Platin, ta được ngọn lửa của:
Li: màu đỏ tía.
K: màu tím.
Na: màu vàng.
Ca: màu đỏ da cam.
Ba: màu vàng lục.
Rb: màu hồng nhạt.
Cs: màu tím hồng.

Chúc bạn thành công !

Sau cơn mưa trời lại sáng


Hình ảnh minh họa

- Trong cơn mưa giông có sấm sét, góp phần biến O2 thành O3 theo phương trình:
3O2 --tia lửa điện cao áp--> 2O3.
Ozon có màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, có tính oxi hóa rất mạnh dùng để tẩy trắng & diệt khuẩn. Với một hàm lượng nhỏ O3 trong không khí, người ta không cảm thấy mùi nồng đặc trưng, mà trái lại O3 cho ta cảm giác trong lành, thanh khiết.

- Một phần mưa cuốn đi bụi bẩn trong không khí, góp phần làm cho không khí trong lành hơn.

* Mở rộng:
Nếu với hàm lượng O3 nhỏ trong không khí sẽ không độc cho con người, nhưng nó lại rất độc khi tồn tại hàm lượng O3 cao trong không khí. Ngoài sấm sét, nó còn được tạo ra bởi các động cơ điện, các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy photocopy,...Vì thế ta cần chú thông gió cho các thiết bị photocopy nói riêng và các thiết bị điện nói chung.

Chúc bạn thành công !