1/Khái niệm:
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh:M --> M(n+) + ne hay M - ne --> M(n+).
2/Các dạng ăn mòn kim loại:
a/ Ăn mòn hóa học: Là quá trình oxi hóa-khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.• Hiện tượng này xuất hiện ở các thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với khí ẩm và Oxi.
• Điều này chứng minh cho hiện tượng gỉ sét ở kim loại mà đặc biệt là Fe.
b/ Ăn mòn điện hóa học:
* Khái niệm:
Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa-khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực (-) tới cực (+).
* Cơ chế:
+Cực âm: Kim loại có tính KHỬ MẠNH hơn bị oxi hóa tức BỊ ĂN MÒN.
+Cực dương: Kim loại có tính khử yếu hơn ( hoặc phi kim) không bị ăn mòn.
* Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học:
+ Hai điện cực phải khác chất: 2 KL khác nhau, KL với Phi kim.
+ Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhau qua dây dẫn.
+ Hai điện cực phải tiếp xúc với chất điện li.
3/ Các phương pháp chống ăn mòn:
a/ Phương pháp bảo vệ bề mặt: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ...b/ Phương pháp điện hóa:
* Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn, kim loại mạnh hơn bị ăn mòn còn kim loại kia được bảo vệ.
Thí dụ: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng THÉP ( Fe- C ) người ta gắn vào những mặt ngoài của vỏ tàu ( phần chìm dưới nước ) những lá KẼM (Zn). Lúc này vỏ tàu được bảo vệ, những lá kẽm thế thân thành vật bị ăn mòn nhưng tốc độ ăn mòn của kẽm không đáng kể trong điều kiện nước biển. Nhưng sau một thời gian, chúng ta phải thay thế bằng những lá kẽm mới để đảm bảo khả năng bảo vệ.
Tóm lại:
+ Ăn mòn hóa học & ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi hóa-khử trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
+ Ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện còn ăn mòn điện hóa thì có phát sinh dòng điện, đây là một trong điểm khác nhau giữa hai sự ăn mòn.
Chúc bạn thành công !
Chúc bạn thành công !
0 nhận xét:
Post a Comment