I. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG:
1. Định nghĩa:
Là độ giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng hoặc độ tăng nồng độ của sản phẩm tạo thành sau phản ứng trong một đơn vị thời gian.VD:
mA + nB ----> pC + qD;
v = k*C(A)^m*C(B)^n với k là hằng số tốc độ.
Cách khác: v = |C2 - C1|/delta t (mol/l/s)
Với
C1: Nồng độ ban đầu.
C2: Nồng độ lúc sau.
t: Thời gian phản ứng.
* Thông thường:
- Ảnh hưởng của các điều kiện đến tốc độ phản ứng (nồng độ chất tham gia phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng).
+ Ảnh hưởng của t°: Khi t° tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
+ Ảnh hưởng của áp suất: Khi áp suất tăng thì nồng độ chất khí tăng => tốc độ phản ứng tăng.
+ Diện tích tiếp xúc của chất rắn: Diện tích tiếp xúc càng lớn (kích thước chất rắn càng nhỏ) => tốc độ phản ứng tăng.
+ Ảnh hưởng của chất xúc tác: Tăng tốc độ phản ứng.
2. Phản ứng thuận nghịch:
N2 + 3H2 <----> 2NH3;CH3COOH + C2H5OH <--H2SO4₫,t°--> CH3COOC2H5+ H2O;
3. Cân bằng hóa học: Quan trọng
a. Định nghĩa:
Là trạng thái mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học:
* Nguyên lí Lơsatolie:
Khi thay đổi điều kiện ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, phản ứng sẽ dời theo chiều chống lại sự thay đổi đó.THỨ I: Ảnh hưởng của nồng độ
2SO2 + O2 <----> 2SO3;
- Thêm SO2 => Nồng độ SO2 tăng => PƯ dời theo chiều giảm SO2 => Chiều thuận.
Khi nồng độ của một chất tăng, phản ứng sẽ dời theo chiều giảm nồng độ chất đó (nó là chất tham gia phản ứng), ngược lại khi giảm nồng độ của chất, PƯ sẽ dời theo chiều tăng nồng độ chất đó (nó là chất sản phẩm).
THỨ 2:
Ảnh hưởng của t°:
N2 + 3H2 <----> 2NH3; Delta H = -273Kj;
Tăng t° => PƯ dời theo chiều giảm t° => thu nhiệt => chiều nghịch;
Hạ t° => PƯ dời theo chiều tăng t° => Chiều tỏa nhiệt => Chiều thuận;
THỨ 3: Ảnh hưởng của áp suất
N2 + 3H2 <----> 2NH3;
Tăng p => PƯ dời theo chiều giảm p => giảm số mol khí => chiều thuận;
Hạ p => PƯ dời theo chiều tăng p => tăng số mol khí => chiều nghịch;
* Hằng số cân bằng: Tích nồng độ lúc sau chia tích nồng độ lúc đầu, nhớ kèm theo mũ số của hệ số.
VD: 2A + B ----> 3C + D => k = [C]³.[D]/[A]².[B];
* Lưu ý: k là một hằng số không đổi.
Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !
0 nhận xét:
Post a Comment