Tầng ozon là dải khí quyển cách mặt đất từ 20 - 40 Km. Ở lớp khí quyển xung quanh chúng ta, ozon là chất gây ô nhiễm nhưng ở tầng phía trên, tầng ozon có vai trò rất quan trọng : nó bảo vệ mặt đất khỏi các tia cực tím. Nếu tầng ozon suy giảm, tia cực tím chiếu xuống Trái đất sẽ gây ra bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể.
Từ năm 1970, người ta đã phát hiện thấy sự suy giảm tầng ozon (còn gọi là lỗ thủng tầng ozon) ở Nam Cực. Gần đây nhất, hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở Bắc Cực. Các nghiêng cứu cho thấy các chất CFC là thủ phạm gây nên sự suy giảm tầng ozon.
CFC là các chữ viết tắt của cụm từ cloflocacbon và là tên chung của các ankan đơn giản bị thay thế tất cà các nguyên tử Hidro bằng Clo hoặc Flo, thí dụ CFCl3, CF2Cl2,...
Trước đây, các chất CFC được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh hoặc trong ngành hàng không. Bản thân chúng không độc, nhưng khi đi vào khí quyển, các chất CFC phá hủy tầng ozon theo cơ chế gốc. Thí dụ:
CFCl3 --hv--> •CCl2F + Cl•
Cl• + O3 ----> O2 + •OCl
Năm 1992, Công ước quốc tế kêu gọi đến năm 1996 cấm hoàn toàn việc sử dụng CFC được thông qua. Việt Nam là một trong các nước cam kết thực hiện công ước này.
Chúc bạn thành công!
Dẫn xuất halogen và lỗ thủng tầng ozon
April 19, 2017
No comments
0 nhận xét:
Post a Comment