I. ĐỊNH NGHĨA AXIT - BAZƠ:
1. Theo sự điện li: Theo Arenius
VD:HCl ----> H+ + Cl-;
H2SO4 ----> 2H+ + SO4²-;
=> Axit là những chất khi tan trong nước sẽ bị phân li thành ion H+. Tính chất chung của axit là tính chất của ion H+.
VD:
NaOH ----> Na+ + OH-;
Ba(OH)2 ----> Ba²+ + 2OH-;
=> Bazơ là những chất khi tan trong nước sẽ phân li thành ion OH-. Tính chất chung của bazơ chính là tính chất của ion OH-.
2. Theo quan điểm mới: Theo Bronted
* Xét dung dịch HCl:- Phương trình điện li: HCl --H2O--> H+ + Cl-;
=> Axit là những chất có khả năng cho proton H+.
- Thực tế, HCl không tự phân li mà chuyển H+ qua H2O:
HCl + H2O ----> Cl- + H3O+ (H+.H2O --> cũng là H+);
* Xét dung dịch NH3:
NH3 + H2O <----> NH4+ + OH-;
NH3 sẽ nhận proton H+ của H2O theo phương trình trên.
=> Định nghĩa: Bazơ là những chất có khả năng nhận proton H+.
II. PHẢN ỨNG AXIT - BAZƠ:
1. Phản ứng giữa dung dịch Axit và dung dịch Bazơ:
VD: H2SO4 + 2NaOH ----> Na2SO4 + 2H2O;=> PT ion thu gọn: H+ + OH- ----> H2O;
Cho H+ là axit còn nhận H+ là bazơ.
2. Phản ứng giữa dung dịch Axit và Bazơ không tan:
VD: 3HNO3 + Fe(OH)3 ----> Fe(NO3)3 + 3H2O;=> PT ion thu gọn: 3H+ + Fe(OH)3 ----> Fe³+ + 3H2O;
=> Định nghĩa phản ứng axit và bazơ là phản ứng có sự cho và nhận H+ giữa các chất.
II. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH:
Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2, Ni(OH)2,...là những hidroxit lưỡng tính vừa có tính bazơ vừa có tính axit.VD: Al(OH)3
- Tính Bazơ: Al(OH)3 + 3HCl ----> AlCl3 + 3H2O;
=> PT ion thu gọn: Al(OH)3 + 3H+ ----> Al³+ + 3H2O;
- Tính Axit:
Al(OH)3 ----> dạng axit: HAlO2.H2O;
Al(OH)3 + NaOH ----> NaAlO2 + 2H2O;
=> PT ion thu gọn: HAlO2.H2O (Al(OH)3) + OH- -----> AlO2- + 2H2O;
* Vậy Hidroxit lưỡng tính là hidroxit vừa có khả năng nhận proton H+ (tính bazơ), vừa có khả năng cho proton H+ (tính axit).
IV. MUỐI:
- Là hợp chất mà phân tử gồm cation kim loại liên kết với anion gốc axit.- Muối trung hòa: Gốc axit không còn Hidro có khả năng phân li thành H+.
- Muối axit: Gốc axit còn Hidro có khản năng phân li thành H+ (trừ HPO3²-).
VD:
+ Muối TH: Al2(SO4)3, NaNO3, (NH4)3PO4,...
+ Muối Axit: NaHCO3, KHS, Na2HPO4, Ca(H2PO4)2,...
* Ghi nhớ gốc HPO3²- không có tính bazơ.
Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !
0 nhận xét:
Post a Comment