Lý thuyết về Crom cơ bản và mở rộng

* Cr = 51,996 đ.v.C

* Cấu hình electron: [Ar] 3d5 4s1;

- Crom tạo các hợp chất có số oxi hóa từ +1 đến +6; mức oxi hóa bền là +3 và +6.
- Khi có mức oxi hóa thấp: Hợp chất của Crom giống hợp chất của Fe, Mn, Al.
- Khi ở mức oxi hóa cao: Hợp chất của Crom giống hợp chất của lưu huỳnh.
* Crom rất cứng so với tất cả các kim loại khác; d = 7.2 g/cm³; t°nc = 1875°C; t°s = 2430°C;

I. HÓA TÍNH:

1. Với các đơn chất:

- Nhiệt độ thường: chỉ tác dụng với Flo (F2);
- Nhiệt độ cao: T/d hầu hết các phi kim như O2, Cl2, Br2, I2, S, N2, P, C, B và tạo thành hợp chất Cr(III).
4Cr + 3O2 --t°--> 2Cr2O3;
(t° thường Cr được bảo vệ bởi lớp oxit mỏng và bền).
2Cr + 3Cl2 --t°--> 2CrCl3;
2Cr + N2 --t°--> 2CrN;
2Cr + 3S --t°--> Cr2S3;
(Cr2S3 chỉ tồn tại ở trạng thái khô khi tiếp xúc với nước hoặc hơi nước thì bị thủy phân hoàn toàn: Cr2S3 + 6H2O ----> 2Cr(OH)3 + 3H2S;

2. Tác dụng với nước:

- Nhiệt độ thường Cr giống Al được bảo vệ bởi lớp oxit rất mỏng và bền, Cr là kim loại dễ bị thụ động hóa.
- Ở nhiệt độ nóng đỏ: 2Cr + 3H2O ----> Cr2O3 + H2 (k);

3. Tác dụng với dung dịch Axit:

a. Axit thường:

Khi đun nóng màng oxit bị hòa tan, Cr tác dụng với dung dịch axit tạo ra hợp chất Cr(III):
Cr + 2H+ ----> Cr²+ H2(k); (*)
Cr + 2HCl ----> CrCl2 + H2(k);
Trong không khí hợp chất Cr(II) dễ bị oxi hóa tạo thành hợp chất Cr(III).
2Cr²+ + 1/2O2 + 2H+ ----> 2Cr³+ + H2O (**);
Từ (*) và (**) => Cr + 1/2O2 + 2H+ ----> Cr³+ + H2O + 1/2 H2 (k);
Cr + 1/2O2 + 3HCl ----> CrCl3 + H2O + 1/2H2 (k);

b. HNO3 và H2SO4 đặc:

- Nhiệt độ thường: Cr hoàn toàn không hòa tan trong HNO3 và nước cường toan.
- Khi đun sôi thì tan rất yếu, do đó HNO3 đã làm thụ động hóa Cr, Cr bị thụ động hóa trong rất nhiều chất oxi hóa mạnh khác.
Cr + 4HNO3 --t°--> Cr(NO3)3 + NO2 + 2H2O;
2Cr + 6H2SO4 ----> Cr2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O;

4. Với dung dịch kiềm:

Crom tác dụng khi tiếp xúc với NaOH nóng chảy có chất oxi hóa:
Cr + 3NaNO3 + 2NaOH ----> Na2CrO4 + 3NaNO3 + H2O;

II. ĐIỀU CHẾ:

* Quặng Crom:

- Sắt Cromit FeO.Cr2O3 hay Fe(CrO2)2;
- Quặng chì đỏ PbCrO4;

1. Crom tinh khiết được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm:

Cr2O3 + 2Al --t°--> Al2O3 + 2Cr;

2. Hợp kim Fero - Crom được điều chế bằng 2 phương pháp:

- Loại chứa cacbon:
FeO.Cr2O3 + 4C --t°--> Fe + 2Cr + 4CO;
- Loại không chứa cacbon:
3FeO.Cr2O3 + 8Al --t°--> 3Fe + 6Cr + 4Al2O3;

Tham khảo thêm : Lý thuyết về hợp chất của Crom

Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !

0 nhận xét:

Post a Comment