Lý thuyết về hợp chất của Đồng cơ bản và mở rộng

Hợp chất của Cu(II) bền hơn hợp chất Cu(I);

I. HỢP CHẤT CỦA Cu(I):

1. Cu2O:

Chất rắn màu đỏ gạch dễ dàng chuyển thành hợp chất Cu(II).

- Tính bazơ và tính khử:

Cu2O + H2SO4 ----> CuSO4 + Cu + H2O;
Cu2O + 2HBr ----> CuBr (kt) + H2O;

- Tính oxi hóa:

2Cu2O + Cu2S ----> 6Cu + SO2;

- Tính axit:

Cu2O + 2NaOH + H2O ----> 2Na[Cu(OH)2];

2. CuCl:

- Không tan trong nước, kém bền:

2CuCl ----> Cu + CuCl2;

- Dễ bị oxi hóa trong không khí:

4CuCl + O2 + 4HCl ----> 4CuCl2 + 2H2O;

- Tạo phức Cu(I) với NH3:

CuCl + 2NH3 ----> [Cu(NH3)2]Cl;

- Tạo kết tủa với ankin-1:

R-C ≡ CH + CuCl + NH3 ----> R-C ≡ Cu (kt) + NH4Cl;

- Tan khá nhiều trong dung dịch HCl :

CuCl + HCl ----> H[CuCl2];

II. HỢP CHẤT CỦA Cu(II):

1. CuO:

Chất bột màu đen, không tan trong nước.

- Chất oxi hóa:

Tác dụng với các chất khử H2, CO, Al, NH3, chất hữu cơ ở nhiệt độ cao.
CuO + H2 --t°--> Cu + H2O;
3CuO + 2NH3 --t°--> 3Cu + N2 + 3H2O;
CuO + C2H5OH --t°--> CH3CHO + Cu + H2O;
CxHy + (2x+y/2) CuO --t°--> xCO2 + y/2H2O + (2x+y/2)Cu;

- Bazơ:

CuO + H+ ----> Cu²+ + H2O;

* Phản ứng điều chế CuO:

Cu(OH)2 --t°--> CuO + H2O;

2. Cu(OH)2:

Chất kết tủa màu xanh lam.

- Chất oxi hóa:

R-CHO + 2Cu(OH)2 + OH- ----> RCOO- + Cu2O (kt) + 3H2O;

- Bazơ:

Cu(OH)2 + 2H+ ----> Cu²+ + 2H2O;
- Tạo phức với NH3:
Cu(OH)2 + 4NH3 ----> [Cu(NH3)4](OH)2;

- Axit:

Cu(OH)2 + 2NaOH ----> Na2CuO2 Natri cuprit + 2H2O;

III. MUỐI Cu(II):

Độc, dung dịch có màu xanh lam do Cu²+ bị hidrat hóa.
CuSO4 khan màu trắng; CuSO4.5H2O màu xanh lam;

- Phản ứng thủy phân:

Cu²+ H2O <----> Cu(OH)+ + H+;
Cu(OH)+ + H2O <----> Cu(OH)2 (kt) + H+;

- Sự tạo phức:

Cu²+ + 4NH3 ----> [Cu(NH3)4]²+;

- Chất oxi hóa:

2CuSO4 + 4KI ----> Cu2I2 + I2 + K2SO4;
Cu²+ + Fe ----> Cu + Fe²+;
2CuSO4 + 4KCN ----> 2CuCN + K2SO4 + N ≡ C - C ≡ N;
Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !

0 nhận xét:

Post a Comment