Lý thuyết về hợp chất của Cacbon

I. CACBON MONOXIT CO:

1. Tính chất vật lý:

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt và rất độc.

2. Hóa tính:

a. CO là oxit trung tính:

CO không tác dụng với nước, axit hay bazơ.

b. Tính khử:

- Cháy: 2CO + O2 --t°--> 2CO2;
- Khử oxit kim loại: Kim loại sau Al
CO + CuO --t°--> Cu + CO2;
CO + Fe2O3 --t°--> 2Fe + 3CO2;
(Fe2O3 --+CO,t°--> Fe3O4 --+CO,t°--> FeO --+CO,t°--> Fe);

3. Điều chế:

a. Trong phòng thí nghiệm:

Đun nóng axit fomic.
HCOOH --H2SO4,t°--> CO + H2O;

b. Trong công nghiệp:

- Cho hơi nước qua than nóng đỏ:
C + H2O <--t°--> CO + H2;
Hỗn hợp khí thu được gồm CO ~ 44%; còn lại H2, N2, CO2,... Gọi là khí than ướt.
- Thổi không khí qua than nóng đỏ:
C --+O2--> CO2 --+C--> CO;
Hỗn hợp khí thu được gồm CO ~ 25%; còn lại là N2, CO2,... Gọi là khí than khô.
Cả 2 loại khí này đều dùng làm nhiên liệu khí.

II. CACBONDIOXIT CO2:

1. Lý tính:

- Chất khí không màu, nặng hơn không khí, tan trong nước (ở nhiệt độ thường 1 lít H2O hòa tan 1 lít CO2).
- CO2 thể rắn có tính thăng hoa.
- Dùng tạo môi trường lạnh (nước đá khô).
- Khí CO2 gây hiệu ứng nhà kín.

2. Hóa tính:

Là oxit axit --> tác dụng với bazơ.
CO2 + 2NaOH ----> Na2CO3 + H2O;
CO2 + NaOH ----> NaHCO3;
CO2 + Ca(OH)2 ----> CaCO3 + H2O;
CO2 + Ca(OH)2 ----> Ca(HCO3)2;
Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy, nên dùng để dập tắt sự cháy, không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của kim loại mạnh.
CO2 + Al --t°--> Al2O3 + CO;
CO2 + Mg --t°--> MgO + CO;

3. Điều chế CO2:

a. Trong phòng thí nghiệm: Đá vôi + HCl

CaCO3 + 2HCl ----> CaCl2 + CO2 + H2O;

b. Trong công nghiệp:

CO2 được thu hồi từ quá trình đốt than, nung vôi,...

III. AXIT CACBONIC H2CO3:

1. Axit cacbonic H2CO3:

- Axit cacbonic là một axit yếu dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O;
H2CO3 <----> CO2 + H2O;
- Trong dung dịch bị điện li 2 nấc:
H2CO3 <----> H+ + HCO3-;
HCO3- <----> H+ + CO3²-;
- Axit cacbonic tạo 2 muối: CO3²- và HCO3-;

2. Muối cacbonat:

a. Tính chất:

* Tính tan:

- Với muối cacbonat trung hòa: Hầu hết không tan trừ muối của kim loại kiềm và amoni;
- Với muối HCO3-: Hầu hết tan;

* Tác dụng với axit:

Na2CO3 + 2HCl ----> 2NaCl + H2O + CO2;
NaHCO3 + HCl ----> NaCl + CO2 + H2O;

* Tác dụng với dung dịch kiềm:

Muối cacbonat axit tác dụng được với dung dịch kiềm:
NaHCO3 + NaOH ----> Na2CO3 + H2O;
Ca(HCO3)2 + 2NaOH ----> CaCO3 + Na2CO3 + H2O;
- Muối cacbonat trung hòa tác dụng với oxit axit.
CaCO3 + CO2 + H2O <----> Ca(HCO3)2 tan
+ Phản ứng thuận giải thích hiện tượng ăn mòn núi đá vôi của nước mưa hay hiện tượng xâm thực.
+ Phản ứng giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động và tạo lớp cặn trong ấm đun nước.

* Nhiệt phân:

- Hầu hết muối HCO3- --t°--> muối CO3²- + CO2 + H2O;
NaHCO3 --t°--> Na2CO3 + CO2 + H2O;
Ca(HCO3)2 --t°--> CaCO3 + CO2 + H2O;
Riêng NH4HCO3 --t°--> NH3 + CO2 + H2O;

* Hầu hết muối cacbonat trung hòa --t°--> oxit kim loại + CO2; (trừ (NH4)2CO3, muối của kim loại kiềm).

CaCO3 --t°--> CaO + CO2;
Riêng (NH4)2CO3 --t°--> CO2 + 2NH3 + H2O;

b. Ứng dụng:

- Canxi cacbonat CaCO3 tinh khiết (bột nhẹ) là chất rắn màu trắng nhẹ, dùng để làm chất độn trong sản xuất sơn hay mỹ phẩm.
- Na2CO3 (Xô đa) dùng chế biến nước giải khát, công nghiệp thủy tinh hay bột giặc.
- NaHCO3 dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm (thuốc trị đau dạ dày).

Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !

0 nhận xét:

Post a Comment