Lý thuyết về Nitơ

I. VỊ TRÍ - CẤU HÌNH:

- Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p3;
=> Vị trí:
+ STT: 7;
+ Chu kì: 2;
+ Nhóm VA;
- Công thức phân tử: N2;
- Công thức cấu tạo: N ≡ N;

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ:

- Là chất khí không màu, hơi nhẹ hơn không khí.
- t° hóa lỏng = -196°C.
- Rất ít tan trong nước, không duy trì sự cháy và sự sống.

III. HÓA TÍNH:

- Ở nhiệt độ thường, N2 là khí trơ về mặt hóa học.
- Ở nhiệt độ cao, tác dụng được với 1 số chất:
+ Với kim loại, nitơ có số oxi hóa -3;
+ Với phi kim mạnh hơn, nitơ có số oxi hóa từ +1 đến +5;

1. Tính oxi hóa:

a. Tác dụng với kim loại:

Ở nhiệt độ cao N2 tác dụng với 1 số kim loại ----> muối nitrua;
VD: N2 + 3Mg --t°--> Mg3N2 Magie nitrua;

b. Tác dụng với Hidro:

N2 + 3H2 <--xt,t°--> 2NH3; -92K.j
Để thu được nhiều NH3, ta thực hiện phản ứng ở áp suất cao và nhiệt độ thấp vừa phải.

2. Tính khử:

N2 + O2 <--3000°C--> 2NO không màu;
2NO + O2 --t° thường--> 2NO2 nâu đỏ;

IV. ỨNG DỤNG:

Phần lớn N2 dùng tổng hợp NH3 tạo HNO3, phân đạm; làm môi trường trơ trong luyện kim; nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và mẫu vật sinh học.

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:

Trong tự nhiên, nitơ có dạng tự do, chiếm 78% V không khí ; dạng hợp chất (NaNO3 diêm tiêu natri) và trong cơ thể sinh vật.

VI. ĐIỀU CHẾ:

1. Trong công nghiệp:

Không khí (21% O2 ; 78%N2) --hạ t° rất thấp--> không khí lỏng (O2 lỏng ; N2 lỏng) --nâng t° từ từ--> N2 hóa hơi trước còn O2 lỏng --nén--> N2 lỏng vào bình chứa.

2. Trong phòng thí nghiệm:

NH4NO2 --t°--> N2 + 2H2O;
hoặc NH4Cl + NaNO2 ----> NaCl + N2 + 2H2O;

Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !

0 nhận xét:

Post a Comment