Lý thuyết về axit nitric và muối nitrat

I. AXIT NITRIT HNO3:

1. Tính chất vật lý:

- Là chất lỏng, không màu.
- Ở điều kiện thường, HNO3 bị phân hủy 1 phần thành NO2 tan trong dung dịch axit, làm cho dung dịch có màu vàng.
- HNO3 tan vô hạn trong nước, dung dịch HNO3 đặc thường có nồng độ 68%.

2. Hóa tính:

a. Tính axit: HNO3 có đầy đủ tính chất của một axit mạnh

- Làm quỳ hóa đỏ;
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn:
VD:
2HNO3 + CaO ----> Ca(NO3)2 + H2O;
3HNO3 + Fe(OH)3 ----> Fe(NO3)3 + 3H2O;
2HNO3 + MgCO3 ----> Mg(NO3)2 + CO2 + H2O;

b. Tính oxi hóa mạnh:

- Tác dụng với kim loại: HNO3 tác dụng được với hầu hết các kim loại kể cả các kim loại yếu như Cu, Hg, Ag (trừ Au, Pt) và không giải phóng hidro.

HNO3đ + KL ----> Muối nitrat + NO2 + H2O;

HNO3 l + KL ----> Muối nitrat + NO + H2O;

HNO3 l + KL mạnh (Al, Mg, Zn,...) ----> Muối nitrat kim loại + sản phẩm khử gồm:

+ N2O;

+ N2;

+ NH3 --+HNO3--> NH4NO3;

VD:
8HNO3 + 3Cu ----> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O;
30HNO3 + 8Al ----> 8Al(NO3)2 + 3N2O + 18H2O;
18HNO3 + 7Zn ----> 7Zn(NO3)2 + 2NO + N2O + 9H2O;

* Al, Fe, Cr thụ động với HNO3 đặc nguội.

* Hỗn hợp 3 thể tích HCl đặc và 1 thể tích HNO3 đặc.

- Gọi là nước vương thủy, cường thủy hay cường toan.
- Hỗn hợp axit này hòa tan được cả vàng và platin:
Au + 3HCl + HNO3 ----> AuCl3 + NO + 2H2O;

* Với phi kim:

HNO3 đặc, nóng tác dụng được với nhiều phi kim:
4HNO3 đ + C ----> 4NO2 + CO2 + 2H2O;
5HNO3 đ + P ----> 5NO2 + H3PO4 + H2O;
6HNO3 + S ----> 6NO2 + H2SO4 + 2H2O;

* Với hợp chất:

HNO3 đ oxi hóa được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ, chẳng hạn:
10HNO3 đ + Fe3O4 ----> 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O;

3. Ứng dụng:

HNO3 dùng sản xuất phân đạm NH4NO3, NaNO3, sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm,...

4. Điều chế:

a. Trong phòng thí nghiệm:

NaNO3 + H2SO4 --t°--> NaHSO4 + HNO3 (chưng cất);

b. Trong công nghiệp:

4NH3 + O2 --t°,xt--> 4NO + 6H2O;
2NO + O2 ----> NO2;
4NO2 + 2H2O + O2 ----> 4HNO3;

II. MUỐI NITRAT:

1. Tính chất vật lý:

Tất cả muối nitrat đều tan trong H2O và là chất điện li mạnh.

2. Hóa tính:

* Muối nitrat của KL trước Mg --t°--> Muối nitrit của kim loại + O2;

VD:
2KNO3 --t°--> 2KNO2 + O2;
Ca(NO3)2 --t°--> Ca(NO2)2 + O2;

* Muối Nitrat của kim loại từ Mg - Cu --t°--> Oxit kim loại + NO2 + O2;

VD:
Cu(NO3)2 --t°--> 2CuO + 2NO2 + 3O2;
Fe(NO3)2 --t°--> Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2;

* Muối nitrat kim loại sau Cu --t°--> KL + NO2 + O2;

Hg(NO3)2 --t°--> Hg + 2NO2 + 3O2;
AgNO3 --t°--> Ag + NO2 + 1/2O2;

3. Nhận biết gốc nitrat NO3-:

Trong môi trường trung hòa NO3- không có tính oxi hóa nhưng trong môi trường axit, NO3- có tính oxi hóa giống HNO3. Nhận biết gốc nitrat bằng Cu trong dung dịch H2SO4 ----> Có khí không màu thoát ra --không khí--> Hóa nâu;
3Cu + 2NO3- + 8H+ ----> 3Cu²+ + 2NO + 4H2O;
2NO + O2 ----> 2NO2;

4. Ứng dụng:

- Các muối nitrat chủ yếu làm phân bón hóa học: NH4NO3, NaNO3, KNO3.
- KNO3 dùng chế tạo thuốc nổ đen với phần trăm: 75% KNO3; 10%S; 15%C;

Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi câu hỏi về Fanpage: Hóa Học Unlimited để được giải đáp sớm nhất có thể.
Chúc bạn thành công !

0 nhận xét:

Post a Comment